Những điểm mới cần lưu ý của Bộ luật lao động 2019
Tăng tuổi nghỉ hưu
Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động từ ngày 01/01/2021 như sau:
Theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động từ ngày 01/01/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là:
- Lao động nam: Đủ 60 tuổi 3 tháng.
- Lao động nữ: Đủ 55 tuổi 4 tháng.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
LỘ TRÌNH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU TỪ NĂM 2021
NĂM NGHỈ HƯU | NAM | NỮ |
2021 | 60 tuổi 3 tháng | 55 tuổi 4 tháng |
2022 | 60 tuổi 6 tháng | 55 tuổi 8 tháng |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 6 tháng | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 9 tháng | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 57 tuổi 4 tháng |
2028 | 62 tuổi | 57 tuổi 8 tháng |
2029 | 58 tuổi | |
2030 | 58 tuổi 4 tháng | |
2031 | 58 tuổi 8 tháng | |
2032 | 59 tuổi | |
2033 | 59 tuổi 4 tháng | |
2034 | 59 tuổi 8 tháng | |
Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Tăng ngày nghỉ lễ quốc khánh
Điều 112 Luật lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết Người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương 02 ngày vào lễ Quốc Khánh 2/9
Vậy từ năm 2021 Người lao động được nghỉ 02 ngày vào ngày lễ Quốc khánh và 1 ngày liền kề trước hoặc sau
– Việc nghỉ 1 ngày liền kề trước hoặc sau ngày Quốc khánh sẽ do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định.
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do
– Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do mà chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
1 số trường hợp không cần báo trước:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, và theo luật định (tại Điều 29 của Bộ luật lao động 2019)
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có giấy xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.(theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này)
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định (tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019) làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động
Trường hợp người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định những trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Vậy Luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
– Điều 17 luật lao động 2019 quy định:
– Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
– Không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Không buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Bỏ loại hợp đồng theo thời vụ
Theo điều 20 Luật Lao động 2019 quy định các loại hợp đồng lao động như sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Vậy từ ngày 01/01/2021 không còn loại hợp đồng theo thời vụ và mọi quan hệ lao động với công việc dưới 36 tháng đều được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả những công việc chỉ thực hiện trong một vài tháng.
Chấp nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử
Cụ thể khoản 1 điều 14 Luật lao động năm 2019 Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản
Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm
Theo điểm b khoản 1 điều 137 Luật lao động năm 2019 người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu được người này đồng ý.
Trước đây Luật Lao động năm 2012 không cho phép sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ
– Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, quy định số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ theo Bộ luật Lao động 2012
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
– Nếu áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, không quá 40 giờ/tháng; không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm
Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương
– khoản 1 điều 94 Luật lao động năm 2019 yêu cầu người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Tuy nhiên, nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được họ ủy quyền hợp pháp
– Việc cho phép người lao động ủy quyền cho người khác nhận lương được cho là hợp lý, nhất là trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…
Không được ép người lao động dùng lương mua hàng hóa chỉ định
Theo điều 94, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Người lao động có thể được thưởng không bằng tiền
Thay vì “Tiền thưởng” như Bộ luật cũ Điều 103 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định, doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận với người lao động.
Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động
Nhằm minh bạch tiền lương của người lao động Luật lao động năm 2019 quy định mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động, phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó phải ghi rõ các khoản: Tiền lương; Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương làm việc vào ban đêm; Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản
Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động 2012 quy định khi trả lương qua tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản (khoản 2 Điều 94).
Thì nay, Bộ luật Lao động mới quy định việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản và phí chuyển tiền là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.
Nlđ đang làm việc không còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép
Theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Bộ luật Lao động 2019 quy định “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.
Như vậy, nếu trường hợp NLĐ còn làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm của năm trước thì không được doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Không thử việc với hợp đồng lao động dưới 01 tháng
Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, không áp dụng thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ
Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 trách nhiệm của người sử dụng lao động Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Diễm Thúy – Phòng pháp lý
1 2 3 4 5 | |
Gởi Huỷ |