fbpx

Những điểm mới doanh nghiệp cần lưu ý trong Luật doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020  có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật doanh nhiệp năm 2014 

 

  1. Con dấu: nội dung con dấu, thông báo mẫu dấu, quản lý và lưu trữ con dấu.

Nội dung con dấu:

– Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp.

– Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp.

Thông báo mẫu dấu:

– Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này, Đồng nghĩa, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu

Quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp:

– Luật Doanh nghiệp 2014: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

– Luật Doanh nghiệp 2020: Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

 

  1. Tạm ngưng kinh doanh:

– Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo

– Theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Vậy theo Luật doanh nghiệp năm 2020 từ ngày 01/01/2021 việc tạm ngừng kinh doanh chỉ cần thông báo trước 3 ngày.

 

  1. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp.

Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung thêm 3 đối tượng không được thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp: 

– Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi .

– Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. 

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

 

  1. Giải thể doanh nghiệp.

Để bảo đảm tính đồng bộ với quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019

Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ hơn về trường hợp doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp

Cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”

 

  1. Doanh nghiệp nhà nước.

So với quy định tại luật doanh nghiệp năm 2014 doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Tuy nhiên Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật (điều 88)

Vậy theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020  từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này thì được xem là doanh nghiệp nhà nước.

 

  1. Thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông

– Theo Điều 114 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền của cổ đông phổ thông để cổ đông phổ thông có các quyền theo khoản 2 yêu cầu cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty.

– Theo  Điều 115 Luật doanh nghiệp năm 2020 để cổ đông phổ thông có các quyền theo khoản 2 yêu cầu Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty.

Vậy từ ngày ngày 01/01/2021 cổ đông hoặc nhóm cổ đông không còn bắt buộc phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng, giảm mức sở hữu cổ phần phổ thông từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty. 

 

Diễm Thúy – Phòng pháp lý

GỌI NGAY

1
2
3
4
5
Gởi
     
Huỷ

Tạo một đánh giá mới

Dịch vụ Sao vàng

Đánh giá chất lượng

0 đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận