fbpx

Chế độ thai sản nữ sinh con

  1. Điều kiện: 

 Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (có thể đóng 6 tháng liên tiếp hoặc ngắt quãng)

 (Khoản 2, điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

 

  1. Thủ tục và thời hạn nộp hồ sơ:

 Theo quy định tại Quyết định 777/QĐ-BHXH năm 2019

a. Người lao động còn làm việc trong công ty (Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng)

Bước 1: Đơn vị  lập và nộp hồ sơ điện tử báo giảm cho nhân viên theo phương án Thai sản

Bước 2: Đơn vị lập và nộp hồ sơ điện tử xét duyệt chế độ thai sản 630b cho nhân viên

Bước 3: Gởi file giấy lên cơ quan BHXH quản lý những hồ sơ sau: 

    • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh.
    • Sổ bảo hiểm.
    • Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
    • In file thông báo xác nhận nộp hồ sơ tại bước 2.
    • Thời gian nộp hồ sơ: Từ lúc sinh con hoặc chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết nghỉ thai sản và quay lại làm việc.
    • Sau khi hồ sơ được duyệt tiền trợ cấp sẽ được chuyển vào tài khoản đơn vị đã cung cấp trong quá trình nộp hồ sơ.

b. Người lao động nghỉ việc trước khi sinh

    • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh.
    • Sổ bảo hiểm (đã chốt tại công ty nghỉ trước khi sinh)
    • Chứng minh nhân dân (Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì mang theo để đối chiếu, nếu nộp hồ sơ qua bưu điện không cần)
    • Thời gian nộp hồ sơ: Luật không quy định thời hạn

 ( Lưu ý: Nên làm hồ sơ sớm trước khi con đủ 06 tháng tuổi sẽ thuận tiện cho việc xử lý hồ sơ hơn)

    • Sau khi hồ sơ được duyệt tiền trợ cấp sẽ được chuyển vào tài khoản người lao động đã cung cấp trong quá trình nộp hồ sơ.

 

  1. Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản:

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh bao gồm tiền thai sản cho mẹ và tiền trợ cấp 1 lần cho con.

– Tiền thai sản cho mẹ: (Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương trước khi sinh mỗi tháng bạn đóng BHXH là 5.000.000 đồng

    • Tổng: 5.000.000 x 6  tháng  = 30.000.000 đồng

– Tiền trợ cấp 1 lần cho con: (Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định) Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

– Hiện tại, mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng 

    • Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con = 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng

 

Tổng số tiền hưởng chế độ thai sản là: 

30.000.000 đồng + 2.980.000 đồng = 32.980.000 đồng 

 

 

  1. Tiền dưỡng sức sau sinh (dành cho người lao động còn làm việc tại công ty)

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần)

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
    • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.
    • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. 

Ví dụ: Bạn sinh con phải phẫu thuật theo quy định bạn được nghỉ 7 ngày mức hưởng tiền dưỡng sức một ngày là 447.000 đồng/ngày

 

Tổng tiền dưỡng sức mà bạn nhận được là : 

     447.000 đồng x 7 ngày = 3.129.000 đồng

 

Diễm Thúy – Phòng pháp lý

GỌI NGAY

1
2
3
4
5
Gởi
     
Huỷ

Tạo một đánh giá mới

Dịch vụ Sao vàng

Đánh giá chất lượng

0 đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận